Phân biệt sự khác nhau giữa hai từ dễ nhầm “다” và “모두”

Thảo luận trong 'Rao vặt hiệu quả' bắt đầu bởi dayhoctienghan, 26/12/19.

  1. dayhoctienghan

    dayhoctienghan New Member

    Tham gia ngày:
    2/10/19
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    “다” – “모두” trong tiếng Việt có nghĩa là “tất cả”, “toàn bộ”, nhìn qua không có điểm khác biệt quá lớn về ý nghĩa. Tuy nhiên, về “사고방식” (cách suy nghĩ) thì có thể chia thành những ý nghĩa khác nhau. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu để phân biệt sự khác nhau giữa hai từ dễ nhầm “다”- “모두” nhé!
    1. Nguồn gốc hình thành và ý nghĩa
    “다” bắt nguồn từ động từ “다하다”, còn “모두” bắt nguồn từ động từ “모으다”. Như vậy “다” mang ý nghĩa trạng thái toàn thể đang có bị tiêu bớt đi. Còn “모두” thể hiện trạng thái từng cái một hợp lại tạo thành “toàn bộ”.
    “다 먹었다” và “모두 먹었다”
    Như vậy “사과를 다 먹었다” và “사과를 모두 먹었다” khác nhau như thế nào?
    Trường hợp “다 먹었다” thể hiện ăn hết một đống táo đang có. Còn “모두 먹었다” mang ý nghĩa ăn táo và không để lại quả nào. “다” chỉ toàn thể một sự vật, còn “모두” chỉ từng cái từng cái không sót một cái nào.
    Cùng xem qua một ví dụ cụ thể dưới đây.
    Vào ngày đi trải nghiệm văn hoá Hàn quốc, thầy giáo điểm danh xem có ai vắng mặt không. Lúc này thầy giáo có thể nói “다 왔냐?” hoặc “모두 왔냐?”. Tuy nhiên, trường hợp “다 왔냐?” thể hiện ý nghĩa trong khi mong đợi toàn bộ học sinh sẽ có mặt đầy đủ thì lo lắng (cho bản thân) không biết số lượng học sinh có thiếu không. Còn trường hợp của “모두 왔냐?” mang ý nghĩa học sinh vắng mặt có chuyện gì đó nên chưa đến, cảm giác hỏi thăm, quan tâm đến từng người một.
    2. Có thể đếm được hay không đếm được
    Trong khi “다” có thể dùng cả từ đếm được và không đếm được thì “모두” chỉ dùng với từ đếm được.
    Ví dụ:
    이 방은 창이 다/ 모두 닫혀 있다
    이 방은 창문이 다 (X) 모도 다섯 개다.
    Tuy nhiên với những từ chỉ chất khí, chất lỏng hoặc những danh từ trừu tượng như “사랑, 평화, 최선” thì không thể dùng với “모두” được.
    Ví dụ có thể nói “컵에 든 물을 다 마셨다” nhưng nói “컵에 든 물을 모두 마셨다” thì không tự nhiên. Hoặc “사랑을 다 주었다” thì được nhưng nói “사랑을 모두 주었다” thì không tự nhiên.
    3. Chỉ sử dụng “다” chỉ quá trình
    Khi một việc đang tiến hành hay trong quá trình thực hiện đến giai đoạn hay trạng thái cuối cùng thì dùng “다”. “다” vừa mang ý nghĩa “거의”, “대부분” (gần như) vừa mang ý nghĩa “완전히, 끝까지” ( xong xuôi, hoàn tất). Ví dụ thành ngữ “자 된 죽에 코 빠졌다”(nước mũi rơi vào nồi cháo chín) chỉ một việc gần như xong xuôi tốt đẹp nhưng đến phút cuối lại đổ bể. Hay biểu hiện “청춘이 별써 다 지나갔다” chỉ việc thanh xuân đã đi qua, đã kết thúc.
    4. “다” không được sử dụng làm tân ngữ.
    “다” được sử dụng như một danh từ và dùng làm chức năng bổ ngữ (보어), vị ngữ (서술어) thì phổ biến nhưng làm chức năng tân ngữ (목적어) thì không tự nhiên.
    Ví dụ nói “내가 가진 것 다를 주었다” (làm tân ngữ) thì câu văn không được tự nhiên. Tuy nhiên đổi “다”làm chức năng vị ngữ “내가 가진 것 이게 다다” thì nghe rất thuận tai. Hoặc “얼굴예쁘면 다냐?”
    5. “모두” không được sử dụng với chức năng danh từ
    Trong tiếng Hàn “ 모두” vốn dĩ chỉ được sử dụng làm phó từ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tiếng anh “all” nên “모두” được sử dụng làm “tính từ, phó từ, danh từ, đại danh từ”. “여러분 모두가 건강하시가를 빕니다( 주격), 우리 모두를 니난했다 (목적격), 우리 모두의 책임이다 (관형격).
    Trong hội thoại “모두” chỉ được sử dụng làm phó từ, rất khó để tìm thấy “모두” làm danh từ. Nếu là người luôn chủ trương một câu văn chính xác, tự nhiên, nếu gặp một câu văn trong đó “모두” làm danh từ thì sẽ không khỏi cau mày vì sự kì lạ này.
    Trên đây là cách phân biệt sự khác nhau giữa “다” và “모두”. Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có một cách nhìn cụ thể hơn về cách sử dựng hai từ dễ nhầm lẫn này trong việc tự học tiếng Hàn.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này